Tìm hiểu vải nylon và ứng dụng trong ngành may mặc

Trong ngành vải hiện nay có rất nhiều loại vải khác nhau, mỗi loại đều rất đa dạng. Trong số đó, vải nylon cũng được biến đến là loại vải phổ biến để tạo ra những đồng phục áo gió, loại vải này còn được sử dụng để phục vụ cho công nghệ và khoa học. Vậy bạn đã hiểu rõ về loại vải này? Hãy cùng với tôi tìm hiểu về thông tin và một số ưu, nhược điểm của vải nylon nhé.

1. Vải nylon là gì?

Nylon hay còn được gọi là polyamide, là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô, trải qua quá trình hóa học chuyên sâu để tạo nên chất liệu sợi nylon co giãn tốt.

Những sợi Nylon là loại vải đầu tiên trên thế giới được sản xuất trong phòng thí nghiệm, quá trình tạo ra nó cũng cực kỳ phức tạp.

vai-nylon-la-gi
Vải Nylon là gì

2. Nguồn gốc của vải nylon

Loại sợi tổng hợp này được phát triển dựa trên nền tảng sợi cellulose. Vải nylon được xuất hiện từ năm 1935 từ công ty DuPont của Mỹ với mục đích phục vụ cho ngành dệt may. Đây là cột mốc quan trọng cho các dòng sản phẩm làm từ nylon như ngày nay, nhưng đến năm 1970 số lượng vải này bị giảm khá nhiều do tác động xấu của nó đến môi trường. .

Tuy nhiên từ năm 1980 đến nay, khi nền kinh tế được tái lại, nhiều quốc gia đã sử dụng vải nylon trở lại, không chỉ phát triển loại vải này trong việc dùng trong may mặc mà còn phục vụ cho mục đích công nghiệp – khoa học như sản xuất ra một loại nhựa để làm bao bì thực phẩm, lược, bàn chải đánh răng.

3. Các cách nhận biết vải nylon

Nhận biết vải nylon qua giác quan, vải có độ bóng, sáng nhất định, khi nhìn sẽ cảm thấy mềm mại những khi sờ bằng tay lại cảm nhận sự trơn trượt, không giống với vải tự nhiên.

Nếu bạn đốt chất vải, lửa sẽ cháy chậm, khói có mùi hôi và tro bị vón cục.

Chất liệu nylon khi tiếp xúc với nước sẽ ít bị thấm, độ ngậm nước thấp.

Vải nylon ít bị nhăn, nếu bạn vò, gấp thì vải sẽ trở lại hình dạng ban đầu sau đó.

Vải nylon khi người mặc đổ mồ hôi sẽ gây ra tình trạng bết dính, nóng bức, bí hơi.

4. Quy trình tạo ra vải nylon

–         Bước 1: Chiết xuất chất liệu từ dầu thô, còn được gọi là monome, cấu tạo bởi một chuỗi dài các phân tử Carbon, đây chính là monome polyamide. Ngoài ra monome còn được biết với tên gọi tắt là axit diamine.

–         Bước 2: Để tạo ra polyme, axit diamine buộc phải tham gia phản ứng với axit adipic để tạo thành PA 6,6 (loại polyme đầu tiên sử dụng cho vải nylon).

–         Bước 3: Đun nóng chất PA 6.6 để tạo ra chất nóng chảy.

–         Bước 4: Cho chất được đun nóng chảy qua một ống quay. Ống quay sẽ có nhiều lỗ nhỏ để các chất nóng chảy được chảy ra. Qua trục quay, nylon sẽ cứng lại và thu được sợi nylon

–         Bước 5: Sau khi thu được sợi nylon, quấn chúng vào một ống chỉ và kéo sợi để làm cho các phân tử polyme được sắp xếp theo cấu trúc song song.

–         Bước 6: Sau khi kéo sợi, sản phẩm đã được tạo thành.

5. Các loại vải nylon đang có mặt trên thị trường

–         Vải Nylon 1.6: Loại vải được kết hợp giữa formaldehyde, adiponitrile và nước. Tuy nhiên, loại vải này không được sử dụng quá nhiều trong đời sống.

–         Vải nylon 46: Đây là loại vải không sử dụng trong may mặc mà nó được sử dụng trong hệ thống làm mát không khí, trong các động cơ.

–         Vải nylon 6.6: Đây chính là loại vải được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Là loại vải nylon tổng hợp đầu tiên.

–         Vải nylon 6: Là loại vải may mặc tuy nhiên chúng không được phố biến bằng vải nylon 6.6

–         Vải nylon 510: Đây là loại vải được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến khoa học và công nghệ.

6. Ưu, nhược điểm của loại vải nylon

a. Ưu điểm

Đặc điểm nổi bật của loại vải này là hạn chế nhăn cực tốt, chất vải đảm bảo độ bền và rất dễ dàng khôi phục lại hình dạng ban đầu.

Những sản phẩm, vật liệu được làm từ vải nylon có khả năng tránh các côn trùng và loại bỏ nấm, tránh tình trạng gây ảnh hưởng sức khỏe cho người dùng.

Bề mặt mềm mịn và sáng bóng nên tính thẩm mỹ cũng cao.

Vải dễ nhuộm màu, không bị phai, không ẩm mốc, nhanh khô bởi tính năng không thấm nước.

uu-nhuoc-diem-vai-nylon
Ưu nhược điểm của vải Nylon

b. Nhược điểm

Loại vải này gây hại cho môi trường vì không có khả năng phân hủy sinh học, gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất vải đã thải ra các oxit nito.

Do tính chất không thấm nước nên dễ gây các giác khó chịu, bức bối khi người dùng đổ mồ hôi.

7. Các ứng dụng trong thực tiễn

Trang phục hằng ngày: đồ lót, găng tay, áo khoác, tạp dề, đồ bảo hộ, rèm cửa, đồ bơi, áo chống nắng,..

Ứng dụng khác: thước phim, dây đàn ghita, thảm lót sàn, lưới đánh cá,…

ung-dung-cua-vai-nylon
Ứng dụng của vải Nylon vào thực tiễn

8. Cách bảo quản vải tốt nhất

Tránh tiếp xúc với ánh nắng bởi vì chất liệu polyme chịu nhiệt độ cao kém. Vì thế bạn nên hạn chế phơi quá lâu dưới ánh mặt trời.

Không ủi đồ ở nhiệt độ cao, vì chất liệu vải dễ cháy.

Không giặt với nước quá nóng, như vậy sẽ khiến cho chất liệu bị biến dạng.

Bài viết trên dựa trên kiến thức về vải nylon mà tôi đã tóm tắt lại. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chất liệu vải hữu ích này. Chúc các bạn có thể lựa chọn được sản phẩm yêu thích của mình.