Bảo quản đồng phục như thế nào là đúng cách, nên bảo quản đồng phục như thế nào cho hợp lý? nhiều câu hỏi được đặt ra và hôm nay bài viết sẽ nêu ra cách bảo quản đồng phục đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm và bền bỉ cho các bạn nhé!
Bảo quản đồng phục thun cotton
Để giữ màu áo đồng phục được lâu, không phai màu trong quá trình sử dụng mỗi khi giặt bạn nên ngâm áo vào nước có nhiệt độ ấm, dùng giấm hòa với nước sau đó đợi 15 – 20 phút sẽ giúp áo không bị mất màu trong các lần giặt tiếp theo.
để bảo quản đồng phục tốt nhất là khi giặt chỉ nên giặt bằng nước lạnh hoặc ấm không quá 40 độ C vì, nếu dùng nước quá nóng thì đồng phục sẽ bị giãn nở còn nước quá lạnh sẽ gây nên co rút lại đồng phục.
Đối với lần đầu tiên giặt, nên giặt bằng nước với nhiệt độ bình thường tránh ngâm quá lâu và tuyệt đối không dùng xà phòng tránh bị bong tróc các lớp in trên bề mặt đồng phục
Không nên đổ trực tiếp xà phòng hoặc chất tẩy rửa trực tiếp lên áo, khi giặt nên lộn trái áo nhằm tránh ảnh hưởng đến các hoạ tiết hình in trên áo. Khi giặt xong không nên vắt vì có thể làm rách hoặc hư hỏng đồng phục, chỉ bóp nhẹ rồi phơi lên.
Bảo quản đồng phục sơ mi
Đồng phục sơ mi thường dễ nhăn và phải bảo quản đồng phục thế nào?
Cổ và tay áo sơ mi là những nơi dễ bị bẩn và ố vàng nhất, để bảo quản đồng phục sơ mi là khi giặt muốn tẩy vết bẩn hãy bôi một ít kem đánh răng lên cùng bị bẩn, điều này sẽ giúp đánh bay vết dơ một cách nhanh chóng.
Ngoài ra để đồng phục được bảo quản kỹ càng không nên giặt đồng phục sơ mi với quần áo màu vì sẽ gây nên hiện tượng lem màu, mất thẩm mỹ khi mặc.
Những đồng phục bị vàng ố thì cách bảo quản cần phải kỹ lưỡng hơn. Người sử dụng nên dùng canh, Banking soda hoặc giấm tẩy các vết ố vàng mang lại màu đem lại cảm giác tự tin hơn khi mặc.
Đồng phục sơ mi giặt bằng tay sẽ đảm bảo chất lượng giặt bằng máy tránh gây nên những vết nhăn. Nếu không có thời gian giặt tay, sau khi giặt bằng máy người sử dụng nên ủi giúp vải áo được nhẵn mịn không gây khó chịu khi mặc.
Bảo quản đồng phục sau khi giặt
Nên lộn trái áo lại khi phơi và hạn chế phơi trực tiếp dưới nắng gắt làm phai màu áo.
Khi không sử dụng áo hãy cất áo ở nơi thoáng mát, tránh để tại các nơi ẩm sẽ làm áo bị mốc.
Khi là ủi áo hạn chế ủi lên bề mặt in, nên ủi ở nhiệt độ thấp và lộn trái áo ra.
Đối với áo có nhiều hình in nên hạn chế việc gấp 2 mặt vào nhau sẽ làm hình bị dính và hỏng. Bạn nên sử dụng móc treo để hạn chế điều này.
Lưu ý cách bảo quản đồng phục tốt nhất
Ngoài ra việc phơi là quần áo để bảo quản đồng phục sau khi giặt là điều quan trọng. Khi phơi nên lộn trái đồng phục, nếu đồng phục có hình in thì việc lộn trái giúp áo bền màu và trái bị hỏng các logo in.
Lưu ý nên phơi đồng phục ở những nơi râm mát, để quần áo thật khô rồi mới có thể là ủi tránh ảnh hưởng đến chất lượng áo.
Những đồng phục có logo thêu trực tiếp hoặc in trên đồng phục với nhiều chi tiết nhỏ thì hạn chế là ủi trực tiếp trên bề mặt của logo.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về cách bảo quản đồng phục được tốt nhất. Mong rằng việc bảo quản đồng phục đối với mọi người không còn khó khăn mà đổi lại dễ dàng và thuận tiện hơn.
>>> Xem thêm: Vải thun lạnh và ứng dụng của vải thun lạnh.