Độ bền màu trong đồng phục thường được sử dụng trong ngành dệt may, dựa vào độ bền màu để người ta đánh giá được chất lượng và độ bền của quần áo. Độ bền màu là gì? Cách kiểm tra độ bền màu ra sao thì bài viết dưới đây sẽ giải thích cho quý khách hàng hiểu rõ hơn.
Độ bền màu là gì?
Độ bền màu là gì
Độ bền màu dùng để đo khả năng chống phai màu hoặc mất màu khi đã nhuộm. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong ngành dệt may.
Thuật thuật ngữ độ bền màu được hiểu là đặc trưng hay là khả năng chống lại sự phai màu của vật liệu khi dệt may với sự tác động bên ngoài của môi trường.
Khi sử dụng vải một thời gian dài hoặc có thể do tác động của môi trường như ánh nắng mặt trời hoặc tác động của hóa học như bột giặt, nước xả vải thì màu sắc trên quần áo sẽ bị phai đi.
Vậy độ bền màu rất quan trọng cho trang phục của chúng ta vì chúng liên quan đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ của trang phục để sử dụng được trang phục lâu hay không độ bền màu cũng đóng góp một phần quan trọng trong đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu
Kỹ thuật nhuộm vải
Tùy thuộc vào kỹ thuật nhuộm vải mà chất liệu có độ bền màu cao hay thấp. Người Thợ Nhuộm phải biết cách điều chỉnh và pha chế màu nhuộm hợp lý, quá trình nhuộm sẽ quyết định đến khả năng bám màu lâu hay chậm của chất liệu.
Sử Dụng màu nhuộm tương thích
Sử dụng màu nhuộm tương thích thường được sử dụng cho những người có chuyên môn hoặc có kinh nghiệm để nhuộm vải.
Đối với vải cotton thì thuốc nhuộm phải là thuốc hoạt tính, còn Polyester thì nên dùng thuốc nhuộm phân tán, điều này sẽ giúp cho các sợi vải giữ chặt màu nhuộm.
Chất liệu sợi vải
Mỗi chất liệu vải đều có khả năng bám màu khác nhau, theo sự khảo sát của người dùng thì những chất liệu vải có nguồn gốc tự nhiên sẽ khó có thể nhuộm vải hơn là các sợi vải công nghiệp.
Vậy nên độ bền màu có được lâu dài hay không thì chất liệu vải cũng là điều quan trọng để quyết định.
Yếu tố khác
Ngoài Các yếu tố trên thì cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau như: giặt ủi,bảo quản, sấy khô,… Đó là những yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng, ngoài ra thì có một số yếu tố môi trường như nắng, mưa, độ ẩm cũng liên quan đến sự bền màu của đồng phục.
Một số tiêu chuẩn để kiểm tra độ bền màu của đồng phục
Độ bền màu ma sát
Độ bền màu giặt
Độ bền Màu với giặt khô
Độ bền màu ánh sáng
Độ bền màu với nước
Độ bền màu với bồ
Đa phần người dùng thường kiểm tra độ bền màu qua ma sát, nước, ánh sáng và mồ hôi.
Kiểm tra độ bền màu thông qua ma sát
Khi bị cọ xát chúng ta sẽ thấy được rằng độ bền màu có bền hay không. Độ bền màu được chia làm hai loại chính đó là độ bền màu ma sát khô và độ bền ma sát ướt.
Cách thử độ bền màu ma sát là sử dụng một miếng vải trắng sau đó ma sát lên mẫu vải để nhuộm từ đó đánh giá được độ bền màu của mẫu vải cần kiểm tra.
Đưa miếng vải màu trắng đã ma sát so sánh với thang đo tiêu chuẩn, thang đo tiêu chuẩn sẽ có 5 cấp từ 1 tới 5, cấp một là thấp nhất và cấp 5 là cao nhất.
Các tiêu chuẩn test độ bền ma sát gồm: AATCC 8 2005 (Colour fastness Crocking), và ISO 105-X12 2002 (Colour fastness to rubbing).
Phương pháp test độ bền ma sát theo tiêu chuẩn AATCC 8 và ISO 105 – X12
Tiêu chuẩn AATCC là gì?
AATCC là 1 tổ chức thực hiện các phương pháp kiểm nghiệm của ngành dệt may. Tổ chức này đã đưa ra hơn 200 phương pháp, các phương pháp đều được ứng dụng nên thành công, vậy nên tiêu chuẩn được đặt tên theo của tổ chức. Các phương pháp đưa ra đều được công bố trong bảng hướng dẫn kỹ thuật của tổ chức.
Và AATCC cũng là tổ chức đưa ra các phương pháp thuộc tiêu chuẩn quốc tế ISO. AATCC được thành lập vào năm 1997, tổ chức còn thực hiện mục đích từ thiện, cung cấp học bổng và tài trợ cho sinh viên tham gia ngành dệt may. AATCC còn là tổ chức hàng năm tuyên dương những đơn vị dệt may lớn có thành tích xuất sắc nhất.
Phương pháp test độ bền ma sát theo tiêu chuẩn AATCC 8 và ISO 105- X12
Dụng cụ kiểm tra
Máy kiểm tra độ bền màu Crockermeter
Mẫu vải trắng tiêu chuẩn
Cân điện tử
Đĩa thủy tinh
Grey Scale
Tủ so màu vải
Nước tinh khiết
Mẫu Kiểm tra
Mẫu khô
Mẫu ướt
Đánh giá theo tiêu chuẩn ISO: Mẫu test sẽ được cắt thẳng theo 2 chiều
Đánh giá theo tiêu chuẩn AATCC: Mẫu test sẽ được cắt xéo lại có góc 45 độ.
Kích thước Mẫu kiểm tra: khi Cắt mẫu cần lưu ý kích thước tối thiểu 140mm x 50mm
Điều kiện kiểm tra
Nhiệt độ phòng dưới 25%
Độ ẩm phòng dưới 65%
Mẫu kiểm tra để ít nhất 4 tiếng
Phương pháp test độ bền màu với nước theo tiêu chuẩn AATCC 107 và ISO 105- E01 1994
Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
Để thực hiện đánh giá độ bền màu với nước, chúng ta cần sử dụng một số thiết bị như sau:
Máy ép chuyên dụng
Thước xám
Tủ so màu
Lò gia nhiệt
Vật nặng 12.5 kpa hoặc 5kg
Hai tấm nhựa (thủy tinh)
Mẫu vải thử tiêu chuẩn ISO 105-F:1985
Thuốc thử: Nước cất, nước khử Ion, nước cấp 3
Thực hiện bước thử nghiệm
Bước 1: Làm ướt mẫu thử bằng nước cất. Có thể thử nghiệm nhiều mẫu thử khác nhau cùng một lúc. Sau khi đã làm ướt mẫu thử, chúng ta sẽ phơi ráo mẫu thử ở nhiệt độ phòng.
Bước 2: Đưa mẫu thử kẹp giữa 2 miếng nhựa. Cho vật phẩm vào máy ép chuyên dụng ép dưới áp suất 5 kg.
Bước 3: Trong liên tục 4 tiếng đồng hồ, đưa máy ép ở bước 2 vào lò gia nhiệt ở nhiệt độ 37 độ C.
Bước 4: Lấy tất cả các mẫu thử ra, và treo trong không khí.
Bước 5: Và cuối cùng đưa mẫu thử đi đánh giá.
Đánh giá kết quả
Dựa vào thước xám chuẩn để đánh giá độ bền màu của chất liệu. Ở các cấp độ khác nhau, chúng ta sẽ đánh giá được mức độ bền màu của chất liệu.
Tiêu chuẩn kiểm tra độ bền màu với ánh sáng
Trong ánh sáng mặt trời có tia cực tím rất mạnh Vì vậy điều này cũng ảnh hưởng đến độ bền màu của vải cho đồng phục vậy nên độ bền màu ánh sáng là cụm từ dùng để trữ sự bền màu của chất liệu may đối với sự tác động của ánh sáng.
Phương pháp kiểm tra độ bền màu với ánh sáng
Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử, mẫu thử thường cắt với kích thước là 6cm×4cm. Trước khi làm thực hiện thí nghiệm, mẫu thử phải được xử lý điều hòa đến nhiệt độ 20 ± 2°C.
Bước 2: Cho mẫu thử vào máy, máy này sẽ sử dụng ánh sáng nhân tạo để test mẫu thử. Một nửa mẫu thử sẽ được che lại, để sau khi hoàn thành có thể xác định được độ phai màu của nửa mẫu còn lại.
Bước 3: Điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.
Bước 4: Bắt đầu thử nghiệm độ bền ánh sáng của vải. Mẫu thử sẽ được tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, thời gian sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Và thường khoảng thời gian thử nghiệm sẽ từ 24h đến 72h.
Bước 5: Kết thúc quá trình thử nghiệm.
Phương pháp đánh giá độ bền màu với mồ hôi
Độ bền màu với mồ hôi là khả năng bám màu Khi chúng tiếp xúc với mồ hôi của con người, để kiểm tra được độ bền màu với mồ hôi thì chúng ta cần có thuốc nhuộm tiếp sức với các chất hóa học tương tự như mồ hôi của con người, tùy Vào loại mồ hôi của con người mà độ bền màu sẽ xảy ra khác nhau.
Khi làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao thì con người sẽ tiết ra nhiều mồ hôi đây cũng là nguyên nhân khiến cho quần áo dễ bị phai màu. Các tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu với mồ hôi bao gồm: ISO 105 – EO4 1994 và AATCC 15:2002
Quy trình thực hiện phương pháp đánh giá độ bền màu với mồ hôi
Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
Máy ép chuyên dụng
Lò gia nhiệt
Thước xám
Tủ so màu
2 tấm thủy tinh hoặc nhựa
Dĩa thủy tinh đáy phẳng
Mẫu vải thử đa sợi tiêu chuẩn
Chuẩn bị thuốc thử
Đây là giai đoạn chuẩn bị chất hóa học có các đặc điểm tương ứng với mồ hôi của con người.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Đặt mẫu thử vào trong đĩa thủy tinh, và đổ ngập dung dịch thuốc thử kiềm vào.
Bước 2: Thuốc thử kiềm phải ở có độ ph 8 (± 0,2). Để mẫu được giữ nguyên trong dung dịch ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 phút. Thỉnh thoảng ép để đảm bảo mẫu ngấm đều dung dịch.
Bước 3: Sau khi ngâm xong, đổ phần dung dịch này ra khỏi dĩa thử nghiệm.
Bước 4: Cho mẫu thử vào giữa các miếng nhựa (hoặc kính). Sau đó cho vật mẫu vào máy ép chuyên dụng.
Bước 5: Đưa máy ép chuyên dụng có chứa mẫu thử vào lò gia nhiệt.
Bước 6: Lấy mẫu thử ra khỏi lò, tháo chúng ra khỏi máy ép. Sau đó hong khô mẫu không quá 60 độ C.
Bước 7: Dùng thước xám để đánh giá độ bền màu của chất liệu.
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của đồng phục công ty