Vải dệt kim đem lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp may mặc trên cả thế giới, nhưng để hiểu được hết về loại vải này thì không phải ai cũng hiểu về cách tạo ra, đặc điểm và ứng dụng của vải dệt kim. Hôm nay Én Việt Uniform chia sẻ bài viết dưới đây để cho người đọc hiểu hơn, biết rõ về loại vải này!
Vải dệt kim là gì?
Vải dệt kim được hình thành từ sự liên kết những vòng sợi theo một quy luật nhất định giúp bề mặt vải nhẵn, chắc chắn. Loại vải này ứng dụng được nhiều trong đời sống và thường dùng để may tất hoặc mũ,…
Các sản phẩm dệt kim thường co giãn tốt, ứng dụng được cho nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, may mặc,… tiện lợi cho con người hiện nay.
Nguồn gốc của vải dệt kim.
Có nhiều ghi chép lại các đồ dệt kim đã được phát hiện ở thời niên đại rất lâu đời, khoảng từ thế kỷ 11, ở Ai Cập. Các nhà khoa học lại cho rằng nguồn gốc đến từ Trung Đông sau đó lan ra các nước trên thế giới.
Đặc điểm của vải dệt kim.
Cách sắp xếp của sợi chỉ trong vải dệt kim đi theo đường zigzag, có nghĩa là trong một vòng dệt, sợi sẽ được xếp theo chiều thẳng đứng hoặc nghiêng trái/phải đối xứng với nhau tùy vào chiều dệt.
Một số đặc điểm nhận biết vải dệt kim
- Khả năng co giãn và đàn hồi, có độ bền cực cao.
- Vải mềm mại và thoáng mát.
- Sợi chỉ đi theo một quy luật nhất định.
- Bề mặt nhẵn, đan vào nhau theo kiểu đan len.
Ưu điểm của vải dệt kim
- Vải dệt kim cực kỳ mềm mịn, thoáng mát, mang lại cảm giác dễ chịu khi mặc.
- Vì được đan sợi với nhau theo một quy luật nên vải dệt kim cực kỳ thoáng mát và dễ chịu khi mặc
- Bề mặt vải mịn, khó bị nhăn ngay khi giặt tay hoặc giặt máy.
Nhược điểm của vải dệt kim
- Dễ bị co rút hoặc giãn áo nếu không bảo quản đúng cách.
- Dễ bị rách, sút chỉ do bị tác động mạnh vào vải.
Phân loại vải dệt kim
Vải dệt kim thớ dọc:
Milan: Vải có cấu tạo sườn gân ở mặt phải và mặt trái có các đường chéo, Loại vải này thường nhẹ lên form chuẩn, được nhiều sự lựa chọn để dùng may đồ.
Raschel: Loại vải có mắt thưa, 2 mặt vải thường giống nhau, ưu điểm của vải này là thông thoáng, không co giãn nên dùng để làm phần lớp lóp hoặc thông gió trong thời trang.
Tricot: Vải có hình dạng với mặt trái của vải có gân nằm ngang và dọc liên kết và xen kẽ nhau giúp cho vải được nhẵn mịn và đàn hồi cao.
Vải dệt kim thớ ngang:
Rib: Đây là loại vải có cấu tạo độc đáo với các cột vòng nằm xen kẽ nhau theo chiều bên trái tạo thành những đường sợi song song với nhau, ưu điểm của vải này giúp đàn hồi tốt, không bị quăn mép vải.
Single Jersey: Ở vải này, mặt trái và mặt phải khác biệt nhau với mặt trái là hàng vòng còn mặt phải là trụ vòng, vải co giãn tốt nhưng dễ quăn mép khi sử dụng.
Interlock: 2 bề mặt loại vải này đều giống nhau, các vòng vừa khít và chồng lên nhau che lấp đi vòng phải của lớp còn lại, vải dệt kim interlock không bị quăn mép, bề mặt bóng mịn.
Ứng dụng của vải dệt kim hiện nay
Hiện nay vải dệt kim đang được yêu thích như vải cotton hay kaki, ứng dụng của loại vải này trong cuộc sống rất độc đáo như:
- May đồ trong ngành công nghiệp thời trang tạo nên sự nhẹ nhàng, thoáng mát và dễ chịu khi sử dụng.
- Với các sợi được tuân theo quy luật thì loại vải này có sự chắc chắn và độ bền cao.
- Khả năng co giãn cũng như các ưu điểm trên vải dệt kim còn dùng để may đồ lót hoặc đồ ngủ cho người mặc.
Như vậy Én Việt Uniform đã giúp khách hàng phần nào hiểu về loại vải dệt kim này. Mong rằng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho người đọc và có thể ứng dụng được trong đời sống hằng ngày.
>>> Xem thêm: Vải dệt thoi.