Trong thời đại hiện nay, các trang phục mang nét đẹp văn hóa trong việc học, đi làm đang ngày càng chuyển hướng đến những bộ đồng phục tươm tất. Đồng phục rất dễ dàng được bát gặp ở các công ty, ở những trường học nơi mà học sinh, sinh viên được giảng dạy. Vì thế đồng phục đã đem đến cảm giác chuyên nghiệp và tạo ra ấn tượng cho tập thể sử dụng. Chính vì thế, việc may đo đồng phục cũng là một điều cần được chú trọng bởi số lượng và chất lượng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về may đo đồng phục nhé.
1. Tại sao nên may đo đồng phục
Đầu tiên đồng phục mang đến hình ảnh riêng biệt cho từng mục đích sử dụng, như những sơ mi trang nhã cho dân văn phòng, những chiếc áo thun đầy năng động cho những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, linh động hay những bộ đồng phục phù hợp với môi trường dạy học, …
Thứ hai là đồng phục thường sử dụng cho số lượng lớn và còn tùy thuộc vào kích thước người sử dụng mà có thể may vừa người, không quá ôm sát gây khó khăn, không quá luộm thuộm.
2. Lên ý tưởng cho việc may đo đồng phục
Để có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn hãy lên ý tưởng cho mẫu đồng phục mà đơn vị của mình đang cần sử dụng. Những chi tiết nhỏ như logo, họa tiết, hình ảnh cần chuẩn bị cẩn thận để tránh tình trạng sản phẩm bị lỗi, không đúng với ý tưởng ban đầu.
3. Việc chọn chất liệu vải cũng là công đoạn quan trọng trong may đo đồng phục
a. Chọn chất liệu vải đồng phục cho học sinh
Cần lựa chọn chất liệu vải có độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi và có độ co dãn tốt. Bởi vì đối tượng là các em học sinh ngoài những giờ học thì còn có những giờ giải lao sôi động, đồng phục thoáng mát, thấm hút nhanh mồ hôi, co dãn cao sẽ giúp cho các em có được cảm giác thoải mái, tự tin hơn.
Có thể lựa chọn chất liệu vải như vải kate: loại vải có những ưu điểm của hai loại vải Cotton và vải Polyester, vải Cotton cực kì phổ biến hiện nay, vải Polyester,.. để sử dụng.
b. Một số chất liệu vải phù hợp cho đồng phục công ty
Vải cotton 100%, vải PE, vải cotton 35/65, cotton 65/35 hiện đang là các chất liệu vải được ưa thích trong may đo đồng phục công ty. Các chất liệu vải tùy thuộc vào tính chất trong môi trường làm việc để có thể lựa chọn phù hợp. Nên chọn loại vải ít nhăn, lên form đẹp để tạo sự chỉnh chu, phong thái tự tin khi gặp đồng nghiệp, đối tác, khách hàng.
Chất liệu vải thun cá sấu được làm từ sợi cotton có những đặc tính thoáng mát, khả năng hút mồ hôi khá tốt nên đây cũng là loại vải được các công ty sử dụng để may đồng phục.
4. May đo đồng phục đúng cách
Không phải quần áo nào cũng cần may theo số đo, các loại quần áo thông thường được may theo size chung, tùy kích thước người dừng mà lựa chọn độ size phù hợp. Tuy nhiên có một số trường hợp đòi hỏi trang phục có tính thẩm mỹ cao, tôn lên dáng vẻ người mặc nhưng vẫn thoải mái khi đi học, đi làm.
Trước khi may đo đồng phục
– Cần mặc quần áo thoải mái khi đo để có thể lấy số đo chính xác nhất.
– Đừng quá cố sức khi lấy số đo, hãy bình tĩnh thả lỏng cơ thể, nhịp thở có ảnh hưởng rất lớn đến số đo phần ngực và bụng.
– Giữ vòng eo thoải mái ở trạng thái bình thường, thời gian lấy số đo tốt nhất là sau khi ăn từ 2 đến 3 tiếng.
– Lựa chọn kiểu dáng, màu sắc mà bạn yêu thích. Bạn có thể lauwj chọn loại ôm sát đê tôn dáng, hoặc mặc hơi rộng để tạo sự thoải mái khi sử dụng.
– Có một số trang phục đặc biệt như quần tây hay áo dài cần sự phụ thuộc chiều cao giày dép của người mặc.
5. Cách may đo đồng phục chi tiết
Để sản phẩm được tạo ra hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu cho người mặc thì bạn cần nên biết cách may đo đồng phục chính xác.
Các dụng cụ cần có: Thước dây, tập giấy, bút và áo ngực đối với nữ.
Cách lấy số đo áo:
– Số đo chiều rộng của vai: dây đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải.
– Đo bắp tay: đo vòng qua phần lớn nhất của bắp tay.
– Chiều dài áo: dây đo từ đỉnh vai xuống độ dài cần may.
– Chiều dài tay: đo từ đầu vai xuống tới độ dài cần may.
– Ngực: dây đo vòng qua vị trí lớn nhất của phần ngực.
– Hạ ngực: dây đo từ đỉnh vai xuống phần cao nhất của ngực.
– Thắt eo: dây đo vòng qua phần eo bé nhất.
– Hạ eo: dây đo từ đỉnh vai xuống eo.
– Mông áo: đo vòng mông chỗ kết thúc chiều dài của chiếc áo.
Cách đo size quần – váy (cho nữ)
– Vòng eo: đo vòng quanh eo (đo vừa không sát quá)
– Vòng mông: đo vòng quanh mông, chỗ nở nhất (đo vừa không sát quá)
– Dài váy: đo từ eo đến gối
– Dài quần: đo từ eo đến chấm gót chân
– Vòng đùi: đo vòng quanh đùi, nơi to nhất
Trên đây là một số thông tin về cách may đo đồng phục, mong rằng bài viết sẽ cung cấp đủ thông tin để bạn có thể lựa chọn phù hợp theo yêu cầu của mình. Thân ái.