Phân biệt vải kaki 4 loại trong may đồng phục

VẢI KAKI LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VẢI KAKI TÍNH CHẤT CŨNG NHƯ ƯU ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI KAKI TRONG NGÀNH MAY ĐỒNG PHỤC.

Trên thị trường hiện nay, Kaki là một trong những chất liệu vải rất phổ biến trong ngành may đồng phục khách hàng rất khó phân biệt vải kaki khác nhau ra sao. Vậy vải Kaki là gì? Có tất cả bao nhiêu loại vải Kaki?

Tính chất của từng loại Kaki được ứng dụng như thế nào khi may áo đồng phục? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Tìm hiểu vải kaki?

Kaki là một loại chất liệu cũng giống như nhiều loại vải khác trên thị trường. Vải kaki cũng là một loại vải được dệt từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp nhân tạo. Vải có thể được dệt từ 100% cotton hoặc 100% sợi tự nhiên hoặc chúng cũng có thể được dệt từ cả sợi cotton và sợi tổng hợp đan chéo nhau.

Quan trọng đặc điểm nhận biết các loại vải kaki đó là từ các loại sợi chúng được dệt lại với nhau tạo thành những tấm vải không giống như một số loại vải khác là được đan chéo các sợi hay bện các sợi lại với nhau tạo thành tấm vải.

Phân biệt từng loại vải Kaki hiện nay, nhờ công nghệ dệt vải tiên tiến mà các nhà sản xuất đã tạo ra rất nhiều loại vải kaki khác nhau trên thị trường. Vải Kaki có rất nhiều loại với những ưu điểm khác nhau: Kaki thun, Kaki không thun, Kaki cotton, Kaki polyester.

Kaki thun

Kaki thun là một loại vải được dệt ra từ những sợi vải thun hay chất liệu bằng thun. Chính vì được cấu tạo bằng chất liệu thun nên vải kaki thun đa số được người tiêu dùng nhận xét là khá dày.

vải kaki thun may quần áo

Tuy nhiên, mặc dù chúng khá dày nhưng khi người tiêu dùng mặc vào vẫn tạo được sự thoải mái, thư thái. Người sử dụng chất liệu này khi mặc không hề bị ảnh hưởng, vì kaki thun rất thoáng mát, không tạo cảm giác bí bách khi mặc.

Nhờ ưu điểm này nên kaki thun được lòng rất nhiều khách hàng lựa chọn để may váy/ chân váy đồng phục công sở cho nữ. Kaki thun đề cao được sự cuốn hút, mềm mại, dịu dàng của phái nữ. Ngoài ra, một số đơn vị doanh nghiệp về lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế, thi công, xây dựng còn ưu tiên sử dụng kaki thun để may đồng phục bảo hộ lao động cho nhân viên.

Kaki không thun

Đây là loại vải có thành phần cấu tạo gần giống với vải kaki thun. Tuy nhiên, chúng khác với loại vải kaki thun, đây là một loại vải có độ cứng hơn hẳn.

Đối với người tiêu dùng bình thường thì đặc điểm này rất khó để phân biệt được, vì thế nên chúng dễ bị nhầm lẫn với nhau. Có một đặc điểm để chúng ta có thể nhận biết giữa kaki và kaki không thun đó là, kaki không thun ít nhăn hơn và khi sử dụng may áo đồng phục thì dáng áo đứng.

phân biệt vải kaki không thun

Chính vì vậy mà loại vải này thường được chọn để may đồng phục bảo hộ, kỹ thuật, trang phục công sở cho phái nam. Vì chúng mang lại tính lịch sự, gọn gàng và lịch lãm. Dựa theo thành phần cấu tạo của vải chúng ta sẽ chia ra làm hai loại như sau:

Kaki cotton

Vải kaki cotton là một trong những loại vải được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích trong thị trường vải kaki hiện nay.

Nghe qua cái tên thôi thì ai cũng sẽ hiểu, vải kaki cotton có nghĩa là chúng được làm từ 100% chất liệu là cotton. Với 100% chất liệu là các sợi cotton được dệt lại với nhau nên loại vải mang tính chất thoáng mát và khiến chúng dần trở thành một trong những mặt hàng bán chạy nhất thị trường may mặc quần áo.

kaki coton làm đồng phục

Loại vải này thoáng mát và thấm hút tốt nên sẽ là một chọn lựa sáng suốt cho những ai ở trong một môi trường hay khí hậu nóng bức. Chúng không chỉ được sử dụng để may trang phục quần áo mà còn được sử dụng để may chăn ga, gối, nệm.

Kaki cotton là chất liệu được đánh giá là bền chắc nhất, có tuổi thọ cao và ít nhăn. Không bị chảy dãn vải khi giặt giũ và không bị đổ lông sau một thời gian dài sử dụng. Chúng có độ thấm hút tốt nên khi giặt phơi rất nhanh khô.

Bởi chất liệu vải quá cứng nên chúng khó áp dụng được vào những thiết kế thể thao, đầm váy, hay những bộ quần áo mang tính chất mềm mại, uyển chuyển,…

Kaki poliester

Đây là một dạng khác của Kaki. Kaki poliester có nguồn gốc từ những sợi tổng hợp có thành phần đặc trưng là Ethylene _ một chất thường dễ thấy trong lĩnh vực khai thác giàu mỏ.

Một số đặc tính của vải kaki poliester mà người tiêu dùng dễ nhận biết là khả năng thấm, hút ẩm cực thấp, chúng có khả năng chống cháy và không bị co dãn chảy xệ vải sau nhiều lần giặt.

Vải kaki poliester thường được ứng dụng trong ngành may mặc để làm cặp táp, ba lô, túi xách, nón, tạp dề,…

Ưu điểm và nhược điểm của vải kaki

Vải kaki đều có chung những ưu điểm sau:

  • Bền chắc, ít nhăn và không bị đổ lông.
  • Thoáng mát, dễ chịu.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Dễ nhuộm màu.

Bên cạnh đó, vải kaki cũng có những hạn chế sau:

  • Chất vải cứng nên không thích hợp cho những thiết kế cầu kì.
  • Giá cả của vải kaki cao.

Để tìm hiểu kĩ về chất liệu kaki để may những mẫu áo đồng phục phù hợp thì Én Việt chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho người tiêu dùng 24/7!